Lực lượng Vũ trang Liên Xô
Lực lượng Vũ trang Liên Xô

Lực lượng Vũ trang Liên Xô

Lực lượng vũ trang Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết(tiếng Nga: Вооружённые Силы Союза Советских Социалистических Республик) là lực lượng vũ trang của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (1917—1922) và Liên bang Xô viết (1922—1991), khởi đầu từ Nội chiến Nga đến khi giải thể vào tháng 12 năm 1991.Theo luật quân sự liên bang ra vào tháng 9 năm 1925 thì Lực lượng vũ trang Liên Xô gồm 5 bộ phận cấu thành: Lục quân, Không quân, Hải quân, Tổng cục Chính trị (OGPU) và Cận vệ.[5] OGPU sau đó tách ra độc lập và hợp nhất với NKVD năm 1934. Sau cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Bộ đội Tên lửa Chiến lược (1960), Lực lượng Phòng không (1948) và các đơn vị thuộc Lực lượng Dân quân Quốc gia toàn Liên bang (1970) được sáp nhập vào Lực lượng vũ trang Liên Xô.Lực lượng vũ trang Liên Xô cuối những năm 1989 được thiết lập gồm:Vào giữa những năm 1980, Lực lượng Vũ trang Liên Xô là một trong những lực lượng lớn nhất thế giới về số lượng vào thời điểm đó và sở hữu lượng lớn vũ khí hạt nhânhóa học.Mặc dù sự sụp đổ của Liên Xô vào cuối năm 1991, lực lượng vũ trang Liên Xô de facto kéo dài đến cuối năm 1993 - theo hình thức Lực lượng vũ trang kết hợp Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG), mặc dù de jure đã không còn tồn tại, ngày 14/2/1992, Lãnh đạo Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Cộng đồng các Quốc gia Độc lập đã chính thức bổ nhiệm cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô Yevgeny Shaposhnikov làm Tổng tư lệnh các lực lượng quân sự chung của SNG.Ngoài ra Lực lượng vũ trang Liên Xô cũng được hình thành các đơn vị đồn trú tại các nơi đóng quân ở Áo, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Đông Đức, Đức (WGF), Ba Lan (GBS), Tiệp Khắc (TSGV), Hungary (YUGV), Bulgaria, Rumani, Cuba, Việt Nam, Campuchia, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Afghanistan và ở một số quốc gia châu Phi khác.

Lực lượng Vũ trang Liên Xô

Các nhánhphục vụ Lục quân
Không quân
Hải quân
Phòng không
Tên lửa chiến lược
Tổng Tham mưu trưởng Pavel Pavlovich Lebedev (1921–1924)
Vladimir Lobov (1991)
Cưỡng bách tòng quân 2 năm (lục quân & không quân) 3 năm (hải quân)
Tổng Bí thư Joseph Stalin (1922–1952)
Mikhail Gorbachev (1985–1991)
Sở chỉ huy Moskva, Nga Xô viết, Liên Xô
Giải tán 26/12/1991
Ngân sách $290 tỷ (1990)[1][2][lower-alpha 1]
Số quân tại ngũ 4,490,000 (1990)
Sẵn sàng chonghĩa vụ quân sự 92,345,764 (1991), age 18–35
Phần trăm GDP 12.9% (1990)
Thành lập 15/1/1918
Lịch sử Lịch sử Quân đội Liên bang Xô viết
Tuổi nhập ngũ 18–35
Quân hàm Cấp bậc quân sự Lực lượng vũ trang Liên Xô
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nikolai Podvoisky (1917–1918)
Yevgeny Shaposhnikov (1991)
Số quân dự bị 35,745,000